Hiện nay, ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Tại các nhà máy, sản xuất hàm lượng khí độc như SO2, NO3, CO2, NH3 chứa nhiều thành phần kim loại nặng thải ra môi trường rất là nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. Để giảm thiểu sự ô nhiễm này, bồn xử lý khí thải của Vinatank chính là một sự lựa chọn tối ưu nhất. Vậy, bồn xử lý khí thải là gì? Có ưu nhược điểm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết thông qua bài viết sau đây nhé.

Bồn xử lý khí thải

Bồn xử lý khí thải là gì?

Bồn xử lý khí thải là một hệ thống thiết bị giúp hấp thụ và xử lý các chất thải ra sau quá trình sản xuất, hoạt động của các nhà máy. Tùy vào tính chất của từng ngành, mà sẽ có các loại bồn xử lý khác nhau sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Bồn được sản xuất bằng vật liệu composite nên vô cùng chắc chắn, dễ dàng lắp đặt, tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho không khí bên ngoài được trong lành, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe con người tốt hơn.

Tháp xử lý khí thải vì sao nên sử dụng?

Trong thời đại kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, các nhà máy, xí nghiệp đua nhau mọc lên như nấm. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, điển hình như ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Bởi lượng khí thải như SO2, NO3, CO2, NH3,... phát sinh ngày càng nhiều và gây nên nhiều tác động xấu. Bằng chứng cho thấy là trong thời gian vừa qua, chỉ số bụi PM2.5 trong không khí luôn vượt chuẩn cho phép. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp hay sử dụng tháp xử lý khí thải là điều cần thiết của mọi nhà máy để hạn chế bụi, khí ô nhiễm. Sau đây là những tác hại khi ô nhiễm không khí năng:

- Ảnh hưởng đến môi trường: Khí bụi từ trong nhà máy ra bên ngoài càng nhiều và lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng mưa axit, từ đó làm thay đổi độ PH nước trong ao, hồ và gây hại cho hệ sinh thái.

- Đồng thời đây cũng là những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu và thủng tầng ozon.

- Ảnh hưởng đến con người: Nếu như không may hít phải nhiều khí thải độc hại này sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Thậm chí, trong thời gian dài còn lây lan sang các bộ phận khác và gây ra những tác hại không lường trước được, nhất là hệ hô hấp.

- Gây nhiễm độc mãn tính và làm suy nhược cơ thể và rối loạn thần kinh.

Bồn xử lý khí thải

Bồn xử lý khí thải có những loại nào?

Xử lý khí thải là việc làm cần thiết và cấp bách của mọi nhà máy, doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên những để đạt được hiệu quả tối đa chúng ta cần phải lựa chọn loại bồn xử lý khí thải phù hợp với tính chất của ngành. Tại Vinatank hiện đang sản xuất và cung cấp các loại bồn như sau:

- Bồn xử lý khí thải lò hơi, dùng trong các hệ thống nấu ăn, vận hành máy phát điện, sấy và tiết trùng thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo,..

- Bồn xử lý khí thải hơi thiếc, nhôm và hơi flux, dùng trong các công việc hàn thiếc, nấu nhôm

- Bồn xử lý khí thải hơi axit, dùng chủ yếu tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, dây chuyền mạ kim,...

- Bồn xử lý khí thải hơi dung môi, thường dùng trong các quá trình làm sạch khô chất pha loãng sơn, dung môi tẩy keo, sơn móng tay,...

- Bồn xử lý khí thải bụi gỗ, trong các ngành chuyên chế biến gỗ, bàn ghế,...

- Bồn xử lý khí thải lò đốt rác dùng cho các ngành chuyên về xử lý chất thải, vệ sinh môi trường.

- Bồn xử lý khí thải mùi cho hệ thống xử lý nước thải bằng Biofilter

- Bồn xử lý khí thải sản xuất nhựa và máy ép nhựa

Ngoài những hệ thống bồn trên, Vinatank còn cung cấp nhiều loại bồn xử lý khí thải khác. Hãy liên hệ ngay qua hotline 0908 352 455 để được hỗ trợ tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp với đặc điểm nơi kinh doanh, sản xuất của bạn.

Bồn xử lý khí thải

Bồn xử lý khí thải có cấu tạo như thế nào?

Phần lớn các khí thải từ trong các nhà máy, xí nghiệp đều có tính axit nên khả năng ăn mòn và làm hư hỏng các thiết bị khi tiếp xúc rất cao. Do đó, các nhà sản xuất thường thiết kế các bồn xử lý khí thải bằng các vật liệu như thép không gỉ, nhựa composite, PP hoặc PVC giúp cho quá trình vận hành được diễn ra trơn tru hơn. Thông thường, bồn xử lý khí thải này có 2 dạng là thẳng đứng hoặc nằm ngang, cấu tạo từ 3 bộ phận chính:

- Một là, hệ thống phun dung dịch: Bao gồm các lỗ phun có kích thước khá nhỏ, dùng để đưa dung dịch ở dạng hạt li ti để thuận lợi cho việc hấp phụ và loại bỏ nhiều chất khí khác nhau.

- Hai là, lớp đệm: Lớp đệm có bề mặt đủ lớn nhằm gia tăng thời gian tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng.

- Ba là, bể chứa dung dịch: với dòng khí đi từ dưới lên và dung dịch đi từ trên xuống sẽ giúp tăng hiệu suất xử lý tại tầng chứa lớp đệm.

Tháp xử lý khí thải Vinatank có ưu điểm gì nổi trội?

Tháp xử lý khí thải mang đến rất nhiều ưu điểm vượt trội cho con người, môi trường và nơi kinh doanh, sản xuất. Điển hình như:

- Là loại bồn được ứng dụng phổ biến ở nhiều nơi, phù hợp với nhiều loại khí thải độc hại giúp lọc và loại bỏ tất cả khí thải trong sản xuất công nghiệp.

- Bồn xử lý khí thải hoạt động thuận tiện, đơn giản trong vận hành, bảo trì và người dùng dễ kiểm soát các vấn đề về ô nhiễm.

- Cấu trúc của bồn được thiết kế ngày càng được cải tiến, gọn nhẹ, ít chiếm diện tích, lắp đặt thuận tiện và phù hợp với nhiều nhu cầu về không gian khác nhau.

- Bồn xử lý khí thải ít tiêu tốn năng lượng và tiêu thụ điện năng nên hoạt động rất ổn định, mượt và liên tục với độ tin cậy cao.

- Được cấu tạo từ các vật liệu chắc chắn như thép không gỉ, nhựa composite nên rất bền chắc có tuổi thọ lâu và ít bị ăn mòn bởi các khí độc hại.

- Chi phí lắp đặt không cao, nên bất kỳ ai cũng có thể sử dụng.

Bồn xử lý khí thải

Quy trình bọc phủ bồn xử lý khí thải

Để bồn xử lý khí thải được sử dụng lâu dài, bền bỉ theo thời gian, Vinatank đã bọc phủ thêm lớp nhựa composite bên ngoài. Khác với những loại nhựa khác như PP, PE,PVC,... thì composite là một nhựa gồm 2 pha: pha nhựa và pha chất độn (giúp làm tăng cơ lý tính của nhựa) nên có độ bền cao, chống thống, chống ăn mòn, chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Quy trình bọc phủ composite bồn xử lý khí thải bao gồm các bước:

- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công: Tại bước này, thợ sẽ xác định vị trí cần thực hiện và chuẩn bị các vật dụng bảo hộ, an toàn.

- Bước 2: Kiểm tra thật kỹ những vị trí chưa đảm bảo và thực hiện xử lý, vệ sinh sạch bề mặt cần thi công.

- Bước 3: Phủ lớp lót: Trộn hỗn hợp lớp lót theo tỷ lệ phù hợp, sau đó phủ lớp lót mỏng theo tiêu chuẩn lên bề mặt. Đợi khô và tiếp hành lớp kế tiếp.

- Bước 4: Thi công phủ sợi thủy tinh. Cắt sợi thủy tinh theo kích thước yêu cầu, trộn nhựa nền theo tỷ lệ, dán sợi thủy tinh lên bề mặt, chú ý không để bọt khí và bị phồng lên. Cuối cùng là lăn nhựa.

- Bước 5: Thi công các lớp sợi thủy tinh tiếp theo. Thực hiện thi công các lớp tiếp theo tương tự như lớp thứ nhất cho đến khi đủ số lớp yêu cầu.

- Bước 6: Xử lý bề mặt trước khi phủ lớp bề mặt: Kiểm tra những vị trí lồi lõm trên bồn, sau đó dùng máy mài lại những vị trí đó.

- Bước 7: Phủ lớp bề mặt: Tại bước này sẽ trộn màu theo yêu cầu khách hàng sau đó lăn phủ lớp bề mặt.

- Bước 8: Vệ sinh trước khi bàn giao: Sau khi lớp bề mặt khô thì vệ sinh sạch sẽ, sau đó bàn giao lại cho khách hàng.

Bồn xử lý khí thải

Các phương pháp xử lý khí thải

Dưới đây là những phương pháp xử lý khí thải hiệu quả, hiện đại và an toàn nhất hiện nay:

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

Với phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể xử lý triệt để các khí thải từ công nghiệp, phòng thí nghiệm, các chất SO2,... Để vận hành các nhà máy cần phải lắp đặt các loại bồn xử lý khí thải chuyên biệt và các chất hấp thụ như dung môi, nước cùng một số hợp chất khác. Hiện nay, có 3 loại bồn xử lý khí thải phổ biến bằng phương pháp hấp thụ:

- Bồn xử lý khí thải hấp thụ có lớp đệm bằng vật liệu rỗng: Cho phép dòng khí hoạt động với tốc độ nhưng không bị tắc nghẹt. Ngoài ra, để tăng tính ma sát giữa 2 pha, bồn sẽ được cho thêm một số vật liệu khác như vụn than ốc, sành sứ, lò xo kim loại,...

- Bồn phun: Sản phẩm có thiết kế đơn giản, chất lỏng được phun thành bụi di chuyển theo hướng từ phía trên xuống phía dưới, trong khi khí lại thường đi từ phía dưới lên trên để làm giảm nồng độ thực tế và tăng diện tích tiếp xúc của loại khí thải cần hấp thụ.

- Bồn xử lý khí thải sủi bọt: Loại bồn này phù hợp cho những trường hợp cần xử lý khí thải với tải lượng và áp suất lớn, bằng cách sủi bọt qua các đĩa chụp xen kẽ và lưới.

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ

Hấp phụ và hấp thụ là hai phương pháp hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên đã có không người nhầm lẫn giữa chúng. Với phương pháp xử lý khí thải bằng hấp phụ, thay vì chúng ta sử dụng nước, dung môi và các chất hấp thụ khác, thì cách này chỉ chủ yếu sử dụng chất hấp phụ bằng than hoạt tính. Chính vì vậy, phương pháp này còn được gọi là phương pháp xử lý bằng than hoạt tính, với khả năng xử lý được các chất CO, SO2, khí thải phòng thí nghiệm và lò đốt,... Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng chất hấp phụ dạng rắn với mục đích giữ lại khí và hơi độc trên bên mặt khi cho khí thải sau sản xuất đi qua bằng một trong hai nhóm thiết bị hấp phụ sau đây:

- Nhóm hấp phụ không tái sinh: Được dùng để xử lý nguồn lọc không khí ở máy điều hòa hoặc những khí thải có quy mô nhỏ.

- Nhóm hấp phụ tái sinh: Được dùng để xử lý nguồn khí thải có quy mô lớn hoặc lượng khí thải có giá trị cần thu hồi.

Bồn xử lý khí thải

Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học

Bồn xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là cách dùng các vi sinh vật để tiêu thụ hoặc phân hủy các khí thải. Từ đó, các thành phần hữu cơ và vô cơ độc hại sẽ được đồng hóa và thải ra các khí như CO2,... Hiện tại có 3 phương pháp sinh học được ứng dụng nhiều nhất tại các nhà máy, xí nghiệp:

- Xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter: Còn được gọi là công nghệ lọc sinh học, thích hợp cho quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp và khí thải có mùi hôi. Ưu điểm của công nghệ này là giá thành thấp, ít sử dụng hóa chất, hệ thống lọc sinh học linh động, hiệu suất xử lý cao. Tuy nhiên, có nhược điểm là thời gian các vi sinh vật thích nghi với môi trường có thể kéo dài lên tới vài tháng, nếu các hợp chất chứa Chlor sẽ không phân hủy được.

- Xử lý khí thải bằng công nghệ Bio - Scrubber: Nghĩa là sử dụng các thiết bị có nhiệm vụ làm sạch sinh học, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào màng lọc vì đây chính là nơi trao đổi giữa chất hấp thụ và khí thải nhiễm bẩn.

- Xử lý bằng Biocreactor chứa các màng lọc Polymer: Hay còn gọi là Biocreactor bọc lớp rửa. Đây là một trong những công nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học được đánh giá là tân tiến nhất, có mức độ ổn định cao, và khả năng tái sinh tự nhiên cofactor xảy ra liên tục trong quá trình hóa sinh.

Bồn xử lý khí thải bằng phương pháp ướt

Nguyên lý hoạt động của phương pháp ướt này là cho luồng khí cần xử lý chứa bụi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng (chủ yếu là nước) để lọc những hạt bụi siêu nhỏ, siêu mịn, có kích thước chỉ khoảng 3,5 micromet. Sau đó, bụi sẽ được giữ lại và được tách ra khỏi dòng khí thải dưới dạng bùn. Hiệu quả mà phương pháp xử lý này đem lại hiệu quả lên đến 90%, khả năng làm việc với vận tốc cũng rất đáng kinh ngạc là khoảng 10m/s. Một số thiết bị xử lý khí thải bằng phương pháp này có thể kể đến như:

- Buồng phun hoặc hòm rửa khí rỗng

- Ống Venturi để lọc bụi bằng cách phun nước

- Tháp rửa khí

- Thiết bị lọc bụi có thiết kế đĩa đựng nước sủi bọt

- Đồ lọc bụi có lớp hạt hình cầu di động

- Xyclon ướt

Hiện tại, bồn xử lý khí thải bằng phương pháp làm ướt đang được áp dụng chủ yếu trong việc xử lý khí thải các lò hơi, lò đúc, acid trong dây chuyền tẩy rửa kim loại, clo rò rỉ, khí thải pha chế hóa học chất công nghiệp, sơn tĩnh điện, luyện kim,... Có ưu điểm lớn nhất là vận hành đơn giản, đem lại hiệu suất lọc bụi cao, đặc biệt là có thể tiếp xúc được với khí thải nhiệt độ lớn.

Bồn xử lý khí thải

Xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt

Thiêu đốt là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn, giúp xử lý khí thải CO, hơi sơn, các khí dễ cháy, khí thải công nghiệp. Nguyên lý hoạt động là dùng hệ thống hút, sau đó cho vào hệ thống bình nén để đốt. Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp này thiêu hủy bằng nhiệt, phù hợp cho những loại khí thải không thể thu hồi và tái sinh. Sau đây là 2 cách để thực hiện phương pháp đốt khí thải:

- Cách 1: Đốt không có chất xúc tác, thường áp dụng khi nồng độ các chất độc hại trong khí thải cao (vượt quá giới hạn bắt lửa).

- Cách 2: Đốt có sử dụng chất xúc tác như: Niken, bạch kim, đồng,... thích hợp với những loại khí thải độc hại có nồng độ thấp (gần với giới hạn bắt lửa).

Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ

Khi nhắc đến phương pháp xử lý khí thải thì không thể bỏ qua phương pháp ngưng tụ, với 2 loại chính:

- Phương pháp xử lý khí thải ngưng tụ gián tiếp: Còn gọi là ngưng tụ bề mặt, quá trình xử lý được diễn ra trong thiết bị trao đổi nhiệt và có tường ngăn cách giữa khí, các tác nhân làm lạnh đi ngược chiều nhau và thường được bố trí thành nhiều ngăn, nhiều lớp.

- Phương pháp xử lý khí thải ngưng tụ trực tiếp: Còn được gọi là ngưng tụ hỗn hợp, khí và tác nhân làm lạnh được tiếp xúc trực tiếp với nhau để chuyển cấu tử cần tách thành dạng lỏng khi thay đổi nhiệt độ, trong khi đó hỗn hợp khí sẽ thải ra ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tương đối hao phí chất làm lạnh.

Thông thường, chúng ta sẽ dựa vào nhiệt độ sôi của chất ô nhiễm cần xử lý để lựa chọn được các tác nhân làm lạnh phù hợp. Ví dụ: Độ sôi > 0°C: Dùng không khí lạnh hoặc nước lạnh, độ sôi trong khoảng từ 0°C đến -50°C: Dùng dung môi bay hơi hoặc độ sôi trong khoản từ -50 °C đến -120 °C: Dùng nitơ lỏng.

Vì sao nên chọn bồn xử lý khí thải của Vinatank?

Cùng với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, nhiều đơn vị cung cấp bồn xử lý khí thải hình thành và phát triển càng nhiều. Tuy nhiên, chính điều này đã khiến cho các khách hàng không biết nên chọn công ty nào uy tín, chất lượng và giá tốt. Công ty Vinatank tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực, sở hữu đội ngũ nhân viên kỹ sư có tay nghề cao, tận tình và chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.

- Cam kết hỗ trợ tư vấn các giải pháp, công nghệ bồn xử lý khí thải phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi ngành, mỗi loại khí thải, khói bụi, mùi hôi,...

- Giúp xử lý hiệu quả và triệt để các vấn đề ô nhiễm bởi khí thải và mùi hôi phát sinh làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, con người, môi trường xung quanh.

- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm nhiều năm, hỗ trợ tư vấn, thiết kế, và lắp đặt. Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật phức tạp, về tiến độ cũng như thẩm mỹ, chất lượng cho từng công trình xử lý khí thải.

- Cam kết chi phí đầu tư hợp lý và cạnh tranh nhất với hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả cao.

- Cam kết chính sách bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống khí thải trọn gói.

Bồn xử lý khí thải

Tháp xử lý khí thải lựa chọn theo tiêu chí an toàn nào?

Đối với những người lần đầu mua hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, thì với một số tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn được loại tháp xử lý khí thải chất lượng, giá tốt nhất.

- Tìm và mua sản phẩm tại những đơn vị cung cấp uy tín, có tên tuổi, hoạt động lâu năm và nhận đánh giá cao từ khách hàng trước đó.

- Lựa chọn những sản phẩm làm bằng chất liệu tốt, có khả năng chịu được sự ăn mòn của hóa chất, độ bền cao, tuổi thọ lâu dài (ít nhất là 5 năm).

- Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, dễ thi công và lắp đặt.

- Tìm hiểu các thiết bị hiện có trên thị trường và lựa chọn loại bồn xử lý khí thải phù hợp với ngành sản xuất kinh doanh của mình, cũng như các loại khí thải ra bên ngoài. Để đảm bảo bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn hỗ trợ.

Mua bồn xử lý khí thải Vinatank sẽ là sự lựa chọn cực kỳ đúng đắn của bạn. Bởi công ty luôn mang đến những sản phẩm chất lượng, tiên tiến, sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, bảo hành lâu dài, giá cả hợp lý. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: 0908 352 455 để được tư vấn, báo giá, hỗ trợ đặt hàng từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm nhé.

  • contact@vinatank.vn