Kali Xyanua là gì? Điều cần biết về Kali Xyanua?
07-08-2022Những năm gần đây, nước ta xảy ra rất nhiều vụ án đầu độc bằng kali Xyanua. Cùng với natri Xyanua, hydrogen Xyanua thì đây là một trong những chất kịch độc nhất trên thế giới, có khả năng lấy đi mạng sống của nạn nhân chỉ mới một lượng nhỏ hóa chất. Vậy kali Xyanua là gì? Mức độ độc hại của nó đối với sức khỏe con người ra sao? Biểu hiện và cách sơ cứu khi nhiễm độc kali Xyanua. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Vinatank nhé.
Kali Xyanua là gì?
Kali Xyanua là hợp chất hóa học không màu, khả năng tan tốt trong nước, được tạo thành từ ba nguyên tố Kali, Cacbon, Nitơ có mùi tương đối giống quả hạnh nhân và bề ngoài cũng như màu sức rất giống đường.
- Tên gọi khác: Potassium cyanide hay Xyanua Kali
- Công thức hóa học: KCN
- Phương trình điều chế (Lưu ý đây chỉ là phương trình tham khảo, khuyến cáo không thực theo):
+ N2 + CH4 → HCN + NH3 → NH4CN + KOH → KCN + NH3 + H2O
+ 4C + K2CO3 + N2 → 3CO + 2KCN
+ H2O + K3[Fe(CN)6] → KCN + K2[Fe(H2O)(CN)5]
Kali Xyanua có ở đâu?
Kali Xyanua được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như quả hạnh, hạt chồi của cây kê, cây đậu tương, đậu nành, các loại đậu khác, rau chân vịt hay còn gọi là rau bi-na, măng tre và rễ cây sắn. Đặc biệt, hàm lượng chất này có rất nhiều trong măng tươi - khoảng 230mg/ kg măng củ.
Bên cạnh đó, phần lớn lượng Xyanua có trong đất và nước xuất phát từ nguồn thải chính là từ chất thải công nghiệp của quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ và các ngành công nghiệp liên quan đến sản xuất sắt, thép và luyện kim. Ngoài ra, chất này cũng được tìm thấy trong khí thải của các phương tiện giao thông, ngành công nghiệp hóa học, chất đốt và thành phần trong một số loại thuốc trừ sâu.
Tính chất của kali Xyanua
Bất kể hợp chất nào cũng có tính chất vật lý và tính chất hóa học riêng biệt. Kali Xyanua có những tính chất sau:
Tính chất vật lý
- Kali Xyanua tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng, không màu và có vị đắng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 634 °C.
- Khối lượng riêng là 1,52 g/cm3.
- Độ hòa tan trong nước (ở nhiệt độ thường 25 °C) là 71,6 g/100g.
- Xyanua không tan được trong môi trường có điều kiện nhiệt độ dưới 0°C.
- Phân tử khối là 65,12 đvC.
Tính chất hóa học
- Kali Xyanua là muối được tạo ra từ phản ứng của các oxit có tính kiềm với axit Xyanua, chính vì vậy, tính axit của chất này rất yếu, yếu hơn cả H2CO3 nên dễ bị các axit mạnh đẩy ra khỏi dung dịch muối trong phản ứng.
2NaCN + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCN
- Khả năng phản ứng với oxy trong không khí tạo ra cyanate.
2CN− + O2 → 2CNO−
- Dung dịch kali Xyanua có độ loãng 1/5000 có thể bị phân hủy trong 5 tháng ở nhiệt độ thường.
HCN + 2H2O → HCOONH4
2HCN + 2H2S + O2 → 2HCNS + 2H2O
- Muối kim loại kiềm của Xyanua có thể bị CO2 trong không khí tạo thành HCN.
2NaCN + CO2 + H2O → 2HCN + Na2CO3
- Tác dụng được với Cu.
2Cu + 2H2O + 4KCN → H2 + 2KOH + 2K[Cu(CN)2]
- Đặc biệt, muối Xyanua tan trong nước tạo thành các ion phức. Các ion phức này phản ứng với axit tạo thành axit xyanic, một chất cực độc và dễ bay hơi.
Kali Xyanua - Chất độc hàng đầu thế giới
Kali Xyanua là chất không màu, có mùi thơm khá giống hạnh nhân, chính vì vậy, rất khó nhận thấy sự khác biệt của nó so với các loại gia vị hay chất phụ gia thực phẩm khác nên nếu ăn nhầm một lượng nhỏ thôi đã có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Độc tính của kali Xyanua
Kali Xyanua được mệnh danh là chất kịch độc nhất thế giới, chỉ với một lượng nhỏ từ 200 đến 250 mg có thể khiến một người trưởng thành mất ý thức trong vòng 30 giây đến 2, sau 1 tiếng thì rơi vào trạng thái hôn mê mất ý thức và tử vong ngay sau 3 giờ nếu không có biện pháp sơ cứu và điều trị kịp thời.
Trong hướng dẫn số 67/548/EEC của Liên minh châu u, kali Xyanua được phân loại trong nhóm chất cực độc (T+) có giới hạn điểm phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA là 5mg/m3.
Chỉ với 500g chất độc kali Xyanua đã cướp đi tính mạng của 2500 người trong một thời gian ngắn, có thể thấy được độc tính khủng khiếp của hóa chất này.
Cơ chế gây độc của kali Xyanua
Theo một nghiên cứu, con người thường bị nhiễm độc kali Xyanua theo ba đường:
- Đường tiêu hóa: thông qua thức ăn, nước uống.
- Đường hô hấp: hít phải kali Xyanua vì chúng có khả năng bay hơi tốt.
- Đường tiếp xúc: chất này có khả năng thẩm thấu tốt qua da ở nhiệt độ thường.
Khi kali Xyanua xâm nhập vào cơ thể, nó ngăn chặn sự trao đổi chất của các tế bào, tạo ra liên kết hóa học với các hemoglobin trong máu khiến tế bào không hấp thụ được oxy và bị hủy hoại. Do đó, người nhiễm độc có thể tử vong ngay khi nồng độ kali Xyanua trong máu lớn hơn 1mg/lít.
Biểu hiện khi nhiễm độc kali Xyanua
Một người khi ăn nhầm từ 300 đến 400 mg kali Xyanua thì có thể xuất hiện tình trạng mất ý thức từ 10 giây đến 1 phút ngay sau đó kèm theo cảm giác nóng rát lưỡi, họng, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn và thở gấp.
Sau khoảng 45 phút, cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê và sau 2 giờ nếu không có biện pháp sơ cứu và điều trị kịp thời, hệ thần kinh,não cũng như tim bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tử vong ngay lập tức. Cụ thể, khi bị ngộ độc kali Xyanua, cơ thể phản ứng theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn kích động: Nạn nhân xuất hiện triệu chứng lo lắng, kích động, thở nhanh và không tỉnh táo.
- Giai đoạn 2: Người nhiễm độc bắt đầu lên cơn co giật, kèm biểu hiện khó thở và tụt huyết áp.
- Giai đoạn 3: Giảm trương lực cơ và mất phản xạ tự nhiên, trụy tim mạch, hạ oxy đột ngột trong máu và tử vong.
Cách sơ cứu khi nhiễm độc kali Xyanua
Trường trường hợp gặp người nhiễm độc kali Xyanua, bạn nên bình tĩnh xử lý và sơ cứu theo trình tự sau đây:
- Đầu tiên, bệnh nhân cần thở oxy ngay lập tức, chúng ta cần hết sức lưu ý vì nếu - không cung cấp đủ oxy, người nhiễm độc có thể bị kích động và lú lẫn.
- Sau đó, có thể hòa tan hoặc cho bệnh nhân ăn trực tiếp đường vì glucozơ có khả năng làm chậm quá trình xâm nhập chất độc vào cơ thể, đồng thời tạo ra liên kết hóa học với chất này để bảo vệ tế bào. Cuối cùng, ngay lập tức đưa bệnh nhân vào bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.
Kali Xyanua ứng dụng trong công nghiệp như thế nào
Kali Xyanua là một trong số ít các chất tạo ra phức hợp vàng hoà tan được trong nước, nên đây là lý do nó đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành kim hoàn. Xyanua giúp mạ và đánh bóng vàng bằng phương pháp hóa học, đồng thời còn đường sử dụng trong quá trình khai thác để tách vàng ra khỏi quặng vàng.
Ngoài ra, kali Xyanua còn là một thành phần quan trọng sử dụng để chế tạo ra giấy, lĩnh vực dệt may và sản xuất nhựa. Đồng thời khí Xyanua còn được dùng để tiêu diệt triệt để sâu bệnh và sâu bọ cho các loại hoa màu ở hàm lượng cho phép theo quy định.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin về khái niệm “Kali Xyanua là gì”, tính chất và độc tính khủng khiếp của nó có thể tác động đến mạng sống của con người cũng như những ứng dụng đặc biệt cho ngành kim hoàn. Hy vọng bài viết này của Vinatank đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích nhé.